Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp 1
Bước vào năm học mới, mỗi học sinh đến trường đều mang theo những dự định, ấp ủ những ước mơ và mong chờ những điều tốt đẹp nhất. Trong những điều mà các em đón đợi, có một điều mà các em quan tâm nhiều nhất : Thầy cô giáo nào sẽ chủ nhiệm lớp mình trong năm học mới này?
Điều đó đồng nghĩa với việc các em thấy được vai trò, sự ảnh hưởng tích cực của GVCN với tập thể lớp. GVCN sẽ là người bạn đồng hành cùng các em trong suốt hành trình một năm học với tư cách không chỉ là người dạy văn hóa mà còn là người tổ chức ,quản lý, điều hành mọi hoạt động giáo dục của lớp. Điều quan tâm của các em cũng là điều quan tâm của phần lớn phụ huynh học sinh. Không ít phụ huynh băn khoăn tìm hiểu xem con mình sẽ học lớp thầy cô giáo nào chủ nhiệm, thầy cô giáo đó có thực sự là người mẹ thứ hai của các em khi ở trường như lòng mong mỏi và kỳ vọng của họ…
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên chủ nhiệm. Trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã có nhiều tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó, vì mưu sinh nên không ít phụ huynh đã giao phó hoàn toàn việc giáo dục con cái cho nhà trường. Bởi thế, thầy, cô giáo chủ nhiệm đã trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em. Điều này đòi hỏi các thầy, cô giáo chủ nhiệm phải trau dồi kinh nghiệm, phải tận tâm với nghề và hơn hết, phải quan tâm sâu sắc tới học sinhcủa mình. Có như vậy mới đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học.
Hiện nay, ở một số giáo viên còn chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, các hình thức hoạt động còn tẻ nhạt .Việc quán xuyến nhắc nhở học sinh không được thường xuyên, liên tục. Giáo viên còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy văn hoá, ít quan tâm đến nề nếp lớp. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp ? Đây chính là điều băn khoăn của rất nhiều giáo viên chủ nhiệm.
Thực tế là học sinh lớp Một ở độ tuổi lên 6 nên các em còn non nớt. Lần đầu tiên cắp sách tới trường còn rất nhiều bỡ ngỡ. Các em còn nhỏ, hiếu động, mải chơi, chưa chú tâm vào việc học và đặc biệt là đối với học sinh người dân tộc thì các em còn rất nhút nhát, chưa hòa đồng với tập thể lớp, ý thức tự giác chưa cao. Hơn nữa, có em được bố mẹ chiều chuộng như còn bế đi học, dỗ dành con vào lớp…Các em chưa có tính tự lập trong học tập, việc đi học và học tập cơ bản phụ thuộc vào bố mẹ: Bố mẹ soạn đồ dùng sách vở, thậm chí bài về nhà cũng làm hộ cho con. Còn những gia đình không quan tâm thì sách vở và đồ dùng học tập của các em luôn thiếu. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập trên lớp, kết quả kém, đồng thời làm nề nếp không khí học tập của lớp cũng lộn xộn…
|
|
Giai đoạn học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ.
Từ đây tâm sinh lí của trẻ có nhiều thay đổi lớn :
+ Thứ nhất, chú ý có chủ định (tức chú ý có ý thức, chú ý vào việc học tập)
của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn
này chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Việc tập trung của trẻ vào một vấn đề còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những sự kiện, âm thanh khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường có thói quen quan tâm chú ý đến những giờ học, môn học có đồ dùng trực quan sinh
động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, dịu
dàng,…
+ Thứ hai, tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
+ Thứ ba, trong giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt
và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Đa số học sinh chưa biết tổ chức
việc ghi nhớ có chủ định, chưa biết cách khái quát hóa vấn đề để ghi nhớ tài liệu,
chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ.
+ Thứ tư, ở học sinh lớp 1, trẻ thường thực hiện hành vi theo yêu cầu của
người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để
được ông cho tiền,…). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực hiện hành vi
ở các em còn hạn chế. Đặc biệt khi gặp khó khăn các em không có nghị lực, ý chí
để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
Nói tóm lại, 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường học
tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ
30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu
biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu phải kiềm chế dần tính bột phát, tính hiếu
động để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Sức bền
vững, tính khéo léo của các thao tác khi đôi bàn tay tập viết được phát triển
nhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được
tốt những thử thách đó thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà
trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.